Phương pháp đo nhân trắc
Trên lâm sàng, béo phì được biểu hiện bởi sự tăng cân được xác định bằng phương pháp đo nhân trắc lâm sàng, gồm:
-Chỉ số khối cơ thể (BMI): Dưới chuẩn khi BMI < 18.5; Chuẩn: BMI từ 18,5 – 25; Thừa cân: BMI từ 25-30 ; Béo phì: BMI trên/hoặc bằng 30. - Công thức Lorenz (Trọng lượng thực/trọng lượng lý tưởng) x 100%. Nếu > 120-130%: tăng cân. Nếu> 130 %: béo phì. - Độ dày của nếp gấp da (phản ánh lớp mỡ dưới da): Có thể đo bằng compar, ở nhiều vị trí. Trên lâm sàng thường đo ở cánh tay (cơ tam đầu), giữa vai và đùi. Trung bình, độ dày nếp gấp cơ tam đầu là 16,5 đối với nam và 12,5 đối với nữ. Chỉ số cánh tay đùi: 0,58 đối với nam và 0,52 đối với nữ. Chỉ số vòng bụng vòng mông: < 0,9 đối với nam, <0,85 đối với nữ.Siêu âm
Phương pháp này dùng đo độ dày mô mỡ tại vị trí muốn xác định như cánh tay, đùi, bụng… Theo đó, độ dày của mô mỡ nông có thể được đo trực tiếp chính xác bằng cách đặt đầu dò thẳng góc với mặt da, không ép, ở tại điểm muốn xác định. Kỹ thuật có thể phân biệt rõ ràng giới hạn phần mỡ, cơ và xương.
Siêu âm xác định độ dày mô mỡ.
Chụp cắt lớp tỉ trọng
Dùng xác định được lượng mỡ phân bố ở da và các tạng. Phương pháp này mới được áp dụng gần đây để đánh giá sự phân bố mỡ. Nó có thể định lượng mỡ phân bố ở dưới da và quanh tạng.Từ phần cắt ngang của scanner, có thể tính được bề mặt choán chỗ của mô mỡ. Lợi điểm của phương pháp này có thể xác định bề mặt mô mỡ sâu quanh tạng. Phần cắt ngang qua L4-L5 sẽ cho phép phân biệt chính xác sự khác nhau về phân bố mỡ giữa hai giới. Sự đánh giá bằng phương pháp này cho kết quả đáng tin cậy, chính xác, tuy nhiên giá kỹ thuật đắt, dụng cụ nặng nề khó thực hiện ở các tuyến thông thường.
Ngoài ra, có thể đo lượng mỡ hiện có và lượng mỡ lý tưởng của cơ thể từ đó tính ra lượng mỡ dư thừa.
BS. Lê Xuân Bách
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét